Nghiên cứu di cư và hòa nhập xã hội của nhóm thanh niên DTTS tại các khu công nghiệp

11:03 PM 29/11/2022 |   Lượt xem: 1117 |   In bài viết | 

TS. Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) của UBDT chủ trì phiên họp

Đề tài triển khai công tác nghiên cứu nhằm: Phân tích, đánh giá thực trạng di cư và hòa nhập xã hội của nhóm thanh niên DTTS tại các khu công nghiệp; thực trạng chính sách của nhà nước liên quan tới vấn đề di cư và hòa nhập xã hội của nhóm thanh niên DTTS tại các khu công nghiệp; xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư và hòa nhập xã hội của nhóm thanh niên DTTS tại các khu công nghiệp. Từ đó, đề xuất giải pháp, cơ chế, chính sách giải quyết vấn đề di cư và hòa nhập xã hội của nhóm thanh niên DTTS tại các khu công nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Cùng với công tác nghiên cứu cơ sở lý luận, Đề tài đã triển khai nghiên cứu thực địa tại các khu vực: miền Bắc (Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh - Bắc Giang); miền Trung (Quảng Nam); miền Nam (Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh); với tổng số 1.200 phiếu điều tra, khảo sát các nhóm đối tượng chính gồm thanh niên DTTS di cư, gia đình thanh niên DTTS di cư, cán bộ doanh nghiệp và địa phương, chuyên gia... Cùng với đó, Đề tài đã tổ chức 11 hội thảo gồm 03 hội thảo khoa học và 08 hội thảo kỹ thuật.

GS. TS. Đặng Văn Minh - Chủ nhiệm Đề tài thay mặt nhóm nghiên cứu trình bầy tóm tắt kết quả nghiên cứu

Từ các kết quả của nghiên cứu, Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp vĩ mô và nhóm giải pháp chính sách cụ thể gổm: Chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho thị trường lao động; Chính sách hỗ trợ dịch vụ y tế, nhà ở và chăm lo đời sống cho người lao động nhóm thanh niên DTTS di cư tại các khu công nghiệp; Chính sách về phát huy vai trò của mạng lưới xã hội và vai trò người có uy tín trong cộng đồng DTTS...

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng đánh giá đề tài có giá trị khoa học về lý luận thực tiễn; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực vùng DTTS và miền núi. Một số ý kiến đề nghị Đề tài cần khai thác sâu hơn các góc nhìn mới, mang tính toàn diện, khách quan hơn; đánh giá được xu hướng di cư của lao động là thanh niên người DTTS; phần giải pháp nên có mục tiêu và định hướng rõ hơn cho nơi đi, nơi đến như: công tác quản lý, thúc đẩy hay kìm hãm yếu tố tác động; đề xuất chính sách ưu đãi đặc thù cho các địa phương và các khu công nghiệp; nâng cao năng lực canh tranh cho người lao động; sự tham gia của mạng lưới các tổ chức đoàn thể, xã hội...

Kết quả Hội đồng đánh giá Đề tài được nghiệm thu ở mức “Đạt” trên cơ sở tiếp thu, hoàn thiện ý kiến góp ý, thảo luận của các thành viên Hội đồng.