Thông tin về các Hội đồng nghiệm thu chính thức đánh giá tình hình thực hiện các đề tài, dự án điều tra cơ bản và dự án môi trường năm 2014 của Uỷ ban Dân tộc

01:51 AM 29/01/2015 |   Lượt xem: 1006 |   In bài viết | 

1. Các đề tài, dự án điều tra cơ bản và dự án môi trường năm 2014

 

1.1. Các đề tài khoa học và công nghệ triển khai thực hiện trong năm 2014

Năm 2014, Ủy ban Dân tộc có 04 đề tài khoa học đang triển khai như sau:

1). Đề tài chuyển tiếp từ năm 2013: Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn quản lý nhà nước về công tác dân tộc sau thời kỳ đổi mới, đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong thời gian tới. Kinh phí: 750 triệu đồng.

2) Đề tài chuyển tiếp từ năm 2013: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Kinh phí: 300 triệu đồng.

3) Đề tài chuyển tiếp từ năm 2013: Tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Thời gian thực hiện 02 năm 2013-2014. Kinh phí: 100 triệu đồng.

4). Đề tài chuyển tiếp từ năm 2013: Nghiên cứu xu thế biến đổi, đề xuất các giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào một số dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập và đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kinh phí: 250 triệu đồng.

1.2. Các dự án điều tra cơ bản triển khai thực hiện trong năm 2014

Năm 2014, Ủy ban dân tộc thực hiện 03 dự án điều tra cơ bản. Cụ thể:

1). Điều tra nghiên cứu xác định thành phần dân tộc đối với người Xuồng, Quý Châu (thuộc dân tộc Nùng), người Pa Dí, Thu Lao, Ngạn (thuộc dân tộc Tày), người Xá Phó (thuộc dân tộc Phù Lá), người Xơ Đrá, Hà Lăng (thuộc dân tộc Xơ Đăng), người Rơ Ngao (thuộc dân tộc Ba Na) và 3 dân tộc Lô Lô, La Ha, Chứt. Kinh phí: 700 triệu đồng.

2). “Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”. Kinh phí: 150 triệu đồng

3). “Điều tra đánh giá thực trạng việc tiếp cận, sử dụng vốn vay, đề xuất giải pháp xây dựng chính sách vay vốn đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn”. Kinh phí: 150 triệu đồng

1.3. Các dự án bảo vệ môi trường triển khai thực hiện năm 2014

Năm 2014, Uỷ ban Dân tộc thực hiện 03 dự án bảo vệ môi trường, như sau:

1). Dự án chuyển tiếp năm 2013: Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường và xây dựng mô hình vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân tộc tại chỗ khu vực Tây Nguyên. Kinh phí: 200 triệu đồng.

2). Dự án chuyển tiếp năm 2013: Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường và xây dựng mô hình cải thiện vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân tộc Mông khu vực Tây Bắc. Kinh phí: 200 triệu đồng.

3). Dự án mở mới: Xây dựng mô hình cải thiện vệ sinh môi trường cho hộ dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua chuyển giao kỹ thuật sản xuất phân bón tại chỗ từ nguồn rác thải hữu cơ. Kinh phí: 150 triệu đồng.

2. Tình hình tổ chức thực hiện

Tình hình thực hiện phê duyệt đề cương và dự toán của các đề tài dự án năm 2014. Trên cơ sở các Quyết định phân công thực hiện đề tài, dự án năm 2014; biên bản họp Hội đồng thẩm định đề cương đề tài, dự án; Quyết định về việc phê duyệt đề cương đề tài, dự án năm 2014; Hợp đồng thực hiện đề tài, dự án năm 2014 đã phê duyệt và theo quy định hiện hành. Nhìn chung, Vụ Tổng hợp và các Vụ, đơn vị chủ trì và Chủ nhiệm để tài, dự án đã thực hiện tốt một số nội dung, cụ thể như sau:

- Thực hiện đúng theo các nội dung đã được lãnh đạo Ủy ban phê duyệt và thực hiện theo Hợp đồng đã ký. Khẩn trương hoàn thiện sản phẩm theo quy định như: Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, kỷ yếu, nghiệm thu mô hình tại địa phương và in sách..., đồng thời viết bài đăng báo trên các Tạp chí theo quy định. Việc viết chuyên đề cần có chất lượng, sát nội dung, mục tiêu và phục vụ đúng mục đích.

- Trong quá trình triển khai có sự thay đổi về nội dung đã được phê duyệt thì các Vụ, đơn vị chủ trì và Ban chủ nhiệm đề tài, dự án đã hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định hiện hành.

Vụ Tổng hợp đã tiến hành họp nghiệm thu đề tài, dự án: nghiệm thu cơ sở trong tháng 11/2014 và nghiệm thu chính thức trong 12/2014.

Việc thanh quyết toán của các đề tài, dự án đã được phê duyệt theo quy định đã được thực hiện theo đúng niên hạn tài chính và quy định của pháp luật.

- Quyết định về việc phê duyệt đề cương đề tài, dự án năm 2013-2014

+  Quyết định số 231/QĐ-UDT về việc phê duyệt đề cương đề tài năm 2013 ngày 14/5/2013.

+ Quyết định phân công thực hiện dự án vào tháng 12 năm 2013;

+ Đến 20/3/2014 mới có Quyết định số 74/QD-UBDT về việc thành lập Hội đồng thẩm định đề cương dự án điều tra cơ bản năm 2014;

+ Đến 23/3/2014 có biên bản họp Hội đồng thẩm định đề cương dự án điều tra cơ bản.

+ Ngày 29/4/2014 đã có biên bản thẩm định dự án.

+ Tuy nhiên đến 12/6/2014 mới có Quyết định số 176/QĐ-UDT về việc phê duyệt đề cương dự án điều tra cơ bản năm 2014

+ Đến ngày 23/6/2014 mới có Hợp đồng thực hiện dự án điều tra cơ bản năm 2014 số 15/2014/HĐ-ĐTCB.

Các thủ tục để triển khai dự án mất 6 tháng đầu năm mới hoàn thành, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, vì vậy các hợp phần dự án khi triển khai đều dồn vào cuối năm.

3. Đánh giá chung về ý nghĩa của đề tài, dự án, tiến độ và chất lượng thực hiện các đề tài, dự án qua nghiệm thu sơ sở và nghiệm thu chính thức

* Những kết quả đạt được

Nhìn chung, tính đến thời điểm tháng 12/2014, các đề tài, dự án nói trên đều được các cơ quan chủ trì và Ban Chủ nhiệm tích cực triển khai các hoạt động nghiên cứu theo đúng kế hoạch, tiến độ, nội dung, kinh phí được duyệt. Đã hoàn thành các chuyên đề khoa học; thực hiện xong công tác điều tra, khảo sát tại địa phương, tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học; xử lý số liệu sau điều tra... Hiện các đề tài, dự án đang tập trung cho việc hoàn thiện các sản phẩm giao nộp sau khi đã nghiệm thu chính thức theo quy định.

Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã từng bước góp phần bổ sung hoàn thiện lý luận về công tác dân tộc, cung cấp các thông tin, giải pháp liên quan đến việc nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc...Các đơn vị tham gia nghiên cứu khoa học như Vụ Chính sách Dân tộc, Vụ Địa phương 2, Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc đã cố gắng khắc phục khó khăn. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, trụ sở và các phương tiện làm việc thiếu và yếu... nhưng vẫn duy trì hoạt động ổn định.

* Một số khó khăn, hạn chế

Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản và môi trường hàng năm cấp cho Ủy ban Dân tộc còn rất thấp, không đủ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Do kinh phí ít dẫn đến nhiều vấn đề về lý luận và tình hình thực tiễn ở vùng dân tộc, những nảy sinh, diễn  biến mới, những dự báo, cảnh báo... chưa được tập trung nghiên cứu, lý giải; các nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đặc biệt là xây dựng chương trình, dự án chính sách của Ủy ban Dân tộc ở tầm chiến lược, dài hạn chưa được triển khai... vì thế chưa đề xuất được các giải pháp, chính sách giải quyết các vấn đề của các vùng dân tộc đang đặt ra một cách căn bản, bền vững, lâu dài.

Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện làm việc, nguồn nhân lực làm công tác khoa học của một số Vụ, đơn vị không được đảm bảo. Vì vậy hoạt động khoa học của một số Vụ, đơn vị đang gặp rất nhiều khó khăn.

4. Thông tin về kết quả nghiệm thu chính thức các đề tài, dự án năm 2014

 KẾT QUẢ NGHIỆM THU CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NĂM 2014

1. Các nhiệm vụ khoa học

TT

TÊN ĐỀ TÀI

MỨC ĐẠT

CÁ NHÂN/ ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

1.

Nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về công tác dân tộc sau 25 năm đổi mới. Đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong giai đoạn mới

A

 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm

Viện Dân tộc

2.

Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ

A

 

Thứ trưởng, PCN Hà Hùng

Viện Dân tộc

3.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển

A

Thứ trưởng, PCN

TS. Hoàng Xuân Lương

Viện Dân tộc

4.

Nghiên cứu xu thế biến đổi, đề xuất giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập và đẩy mạnh CNH, HĐH

B

TS. Hoàng Hữu Bình

Trường Cán bộ Dân tộc

 

2. Các dự án điều tra cơ bản

TT

TÊN DỰ ÁN

MỨC ĐẠT

CÁ NHÂN/ ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

1.

- Điều tra nghiên cứu xác định thành phần dân tộc đối với người Xuồng, Quý Châu (thuộc dân tộc Nùng), người Pa Dí, Thu Lao, Ngạn (thuộc dân tộc Tày), người Xá Phó (thuộc dân tộc Phù Lá), người Xơ Đrá, Hà Lăng (thuộc dân tộc Xơ Đăng), người Rơ Ngao (thuộc dân tộc Ba Na) và 3 dân tộc Lô Lô, La Ha, Chứt.

Hội đồng đề nghị bảo vệ lại

TS. Lò Giàng Páo

Viện Dân tộc

2.

Điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.

B

ThS. Lương Thu Châu

Trường CB Dân tộc

3.

Điều tra đánh giá thực trạng việc tiếp cận, sử dụng vốn vay, đề xuất giải pháp xây dựng chính sách vay vốn đối với hộ dân tộc thiểu số nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn”.

B

CN. Cầm Văn Thanh

Vụ CS Dân tộc

 

3. Các dự án môi trường

TT

TÊN DỰ ÁN

MỨC ĐẠT

CÁ NHÂN/ ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

1.

Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường và xây dựng mô hình cải thiện vệ sinh môi trường vùng đồng bào dân tộc Mông khu vực Tây Bắc (dự kiến 2 năm 2013-2014)

B

 

PGS. TS. Ngô Quang Sơn

Viện Dân tộc

2.

Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường và xây dựng mô hình cải thiện vệ sinh môi trường vùng đồng bào dân tộc Ê Đê khu vực Tây Nguyên (dự kiến 2 năm 2013-2014)

B

 

CN. Lưu Văn Đức

Vụ Địa phương II

Người viết: TS. Nguyễn Bình Minh