Họp Hội đồng nghiệm thu cơ sở đánh giá kết quả thực hiện dự án bảo vệ môi trường năm 2014
11:01 AM 29/01/2015 | Lượt xem: 1453 In bài viết |1. Tên dự án: Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường và xây dựng mô hình cải thiện vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân tộc tại chỗ khu vực Tây Nguyên
2. Quyết định thành lập Hội đồng số 474/QĐ-UBDT, ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc.
3. Ngày họp Hội đồng: ngày 20 tháng 11 năm 2014.
4. Địa điểm: Xã Ea Hiu, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
5. Thành viên Hội đồng theo Quyết định:
- TS. Nguyễn Cao Thịnh, Chủ tịch Hội đồng
- Số thành viên có mặt: 07 người
- Số thành viên vắng mặt: 0 người
6. Phía dự án có mặt:
- Ông Lưu Văn Đức, Phó Vụ trưởng, Vụ Địa phương II, Phó Chủ nhiệm dự án
- Cán bộ thực hiện dự án.
8. Nội dung cuộc họp:
8.1. TS. Nguyễn Cao Thịnh, Chủ tịch Hội đồng phổ biến quy định làm việc của Hội đồng;
Thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu kết quả xây dựng mô hình dự án bảo vệ môi trường năm 2014.
Hội đồng nghe ông Lưu Văn Đức, Phó Chủ nhiệm dự án trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án.
8.2. Hội đồng nghe 02 phản biện trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện dự án:
* TS. Nguyễn Hồng Vĩ, Phản biện 1, trình bày ý kiến nhận xét đánh giá kết quả thực hiện dự án (có bài nhận xét kèm theo):
- Đánh giá mức độ hoàn thành khối lượng công việc so với Quyết định được phê duyệt: Dự án đã hoàn thành các nội dung công việc theo đúng tiến độ, thời gian và Đề cương được phê duyệt.
Báo cáo kết quả của dự án còn sơ sài, nhầm lẫn các đề mục trong báo cáo. Bố cục chưa hợp lý. Chủ nhiệm dự án nên tham khảo cách viết của một báo cáo dự án mô hình.
Dự án đã triển khai hội thảo lựa chọn hộ trước khi triển khai xây dựng, tiến hành tập huấn về chuyên môn là bước thứ hai; bước thứ ba là triển khai xây dựng nhà vệ sinh. Do đó kết quả xây dựng mô hình đảm bảo được kỹ thuật và huy động được vốn của dân vì vậy đã gắn trách nhiệm của hộ vào việc sử dụng có hiệu quả hơn.
Dự án xây dựng nhà vệ sinh tự thấm có ông thông hơi là phù hợp với điều kiện đồng bào vùng Tây Nguyên vì vậy có khả năng nhân rộng mô hình.
Ban quản lý dự án có khả năng chuyên môn về tổ chức thực hiện và quản lý dự án.
Nhận xét chung:
- Dự án triển khai theo đúng yêu cầu của đề cương, đảm bảo tiến độ, giải ngân tốt, huy động được vốn của dân, thực hiện các mô hình đúng số lượng và chất lượng. Dự án có khả năng nhân rộng ra toàn vùng.
Tuy nhiên, Báo cáo nên kết cấu lại các phần theo như đề cương đã được phê duyệt hoặc theo mẫu của báo cáo dự án mô hình.
Dự án kéo dài 02 năm vì vậy trong phần báo cáo cần nêu rõ kế thừa kết quả khảo sát năm trước từ đó xác định được mô hình nhà vệ sinh cho phù hợp.
Kết quả thực hiện cần mô tả rõ hội thảo, tập huấn về nội dung, kết quả...
Kết quả mô hình cần nêu rõ loại nhà vệ sinh triển khai, thiết kế, dự toán trong đó nhà nước, hộ dân góp vốn. Có hình ảnh minh họa khi nghiệm thu chính thức.
Nhất trí cho nghiệm thu cơ sở nhưng phải viết lại Báo cáo và hoàn thiện các sản phẩm của dự án theo đề cương được duyệt.
2. Ông Nguyễn xuân Hưng, Phản biện 2, trình bày ý kiến nhận xét đánh giá kết quả thực hiện dự án (có bài nhận xét kèm theo):
Mức độ hoàn thành khối lượng công việc của dự án so với đề cương được phê duyệt: Dự ánh hoàn thành khối lượng công việc theo đề cương được duyệt ; Khối lượng công việc đảm bảo mục tiêu của đề cương dự án được duyệt
Đánh giá mức độ hoàn thành của Báo cáo kết quả thực hiện dự án: Báo cáo còn sơ sài, chưa lột tả hết công việc đã hoàn thành, Báo cáo chưa đánh giá được hiệu quả và khả năng nhân rộng mô hình của dự án.
Đánh giá kết quả thực hiện dự án:
- Qua công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dự án tại hiện trường, kết quả mô hình của dự án đáp ứng được yêu cầu đề ra, đủ về số lượng và chất lượng.
- Người dân và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ. Dự án đã huy động được sự đóng góp của hộ dân thông qua ngày công lao động, một số hộ còn đóng góp thêm tiền để xây mô hình rộng và tiện sử dụng hơn.
- Đánh giá cao kết quả của dự án do Ủy ban Dân tộc thực hiện.
- Dự án có khả năng nhân rông mô hình với lý do sau: Điều kiện tự nhiên của xã dự án tương đối thuận tiện, đủ nước sinh hoạt, đủ nước sử dụng nhà vệ sinh theo kiểu thấm dội; Các hộ dân ngày một ý thức hơn về vệ sinh môi trường; Tuy nhiên, đề nghị Ủy ban Dân tộc khi thực hiện các chương trình chính sách tại địa phương nên phối hợp và quan tâm hơn đến việc hỗ trợ dân xây dựng và sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Đánh giá về tổ chức, quản lý và những đóng góp khác của dự án: Tổ chức quản lý, thực hiện dự án tốt ; Huy động được sự đóng góp của dân.
Đánh giá, nhận xét chung về các kết quả của dự án: Kết quả dự án đảm bảo yêu cầu được duyệt trong đề cương.
Đề nghị Hội đồng cho phép được nghiệm thu sau khi chỉnh sửa Báo cáo dự án theo góp ý của Hội đồng.
8.3. Thảo luận của Hội đồng:
* Ông Võ Bảy:
Dự án không thể có tiền để xây dựng cho tất cả các hộ dân, mà chỉ xây dựng mẫu. Việc tuyên truyền ý thức cho người dân là quan trọng để người dân tự giác xây dựng sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Lưu ý trong tuyên truyền cần giúp người dân ý thức được việc phóng uế bừa bãi là hành động xấu hổ. Việc làm này cần có thời gian lâu dài mới hướng cho người dân tiếp cận được.
Việc lựa chọn thiết kế nhà tiêu hợp vệ sinh kỹ lưỡng, đảm bảo theo thiết kế và phù hợp với nguyện vọng của dân, phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế của người dân vùng dự án đó là mô hình nhà tiêu thấm dội và tự hoại là phù hợp.
- Đề nghị Hội đồng cho phép được nghiệm thu kết quả của dự án.
* Ông Nguyễn Hanh:
Dự án đã hoàn thành 100% khối lượng công việc được duyệt, đúng tiến độ. Kết quả dự án làm nhà tiêu hợp vệ sinh rất tốt với người dân.
Đề nghị Ủy ban Dân tộc quan tâm để nhân rộng mô hình cho các hộ dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn xã.
Công tác tổ chức thực hiện và quản lý dự án tốt.
Nhận xét chung: Kết quả của dự án rất tốt phù hợp với nhân dân địa phương.
Đề nghị Hội đồng cho phép được nghiệm thu dự án.
* Ông Y Niêm ÊBan:
Dự án hoàn thành 100% khối lượng công việc so với đề cương được duyệt.
Báo cáo của dự án đủ về nội dung được duyệt.
Kết quả dự án có tính khả thi cao, đảm bảo chất lượng, được cộng đồng người dân ủng hộ cao. Dự án có khả năng nhân rộng mô hình.
Nhất trí cho nghiệm thu kết quả dự án.
* Bà Hà Thị Kim Oanh:
- Nhất trí với ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng, đặc biệt nhất trí cao với ý kiến góp ý của phản biện 01.
- Nội dung dự án đầy đủ so với kế hoạch được phê duyệt.
- Ban quản lý dự án tổ chức thực hiện, quản lý tốt, có sự phối hợp chặt chữ giữa cơ quan thực hiện dự án với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.
- Góp ý khác:
+ Bố cục: Tuân thủ theo các mục trong Đề cương đã được duyệt;
+ Bổ sung đánh giá kết quả các hoạt động của dự án. Cụ thể:
* Đối với hội thảo và tập huấn cần nêu đầy đủ thành phần, số liệu đại biểu, giảng viên, nội dung hội thảo/tập huấn. Đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu và mục tiêu đã đề ra trong đề cương được duyệt.
* Đối với Báo cáo kết quả mô hình cần bổ sung thêm tiêu chí chọn hộ; cách thức lựa chọn thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án; phương pháp triển khai thực hiện mô hình; đánh giá kết quả của mô hình, hiệu quả và khả năng nhân rộng của mô hình...
Đề nghị Hội đồng cho phép nghiệm thu dự án nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
9. Kết quả bỏ phiếu:
- Số phiếu phát ra: 07 phiếu
- Số phiếu thu về: 07 phiếu
- Số phiếu hợp lệ: 07 phiếu
- Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu
Số phiếu đánh giá loại:
- Đồng ý cho nghiệm thu kết quả thực hiện dự án nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung báo cáo tổng hợp của dự án: 04 phiếu
- Đồng ý cho nghiệm thu kết quả thực hiện dự án không phải chỉnh sửa báo cáo tổng hợp dự án: 03 phiếu
- Không đồng ý cho nghiệm thu kết quả dự án: 0 phiếu
Kết quả: Nhất trí cho nghiệm thu chính thức kết quả của dự án, nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung Báo cáo tổng hợp theo ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
11. Ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng:
Ban thực hiện dự án đã nghiêm tục triển khai thực hiện.
Các thành viên Hội đồng đã đi thăm các mô hình, thấy rằng các mô hình đã thực hiện theo đúng kế hoạch được duyệt. Hoạt động của dự án đã tạo điều kiện cho 15 hộ nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ được tiếp cận với vệ sinh, tiếp cận với xóa đói, giảm nghèo.
Dự án đã nâng cao nhận thức và biến chuyển từ nhận thức đến thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Hướng đi của dự án đúng mục đích.
Tuy nhiên, báo cáo chưa lột tả được kết quả của dự án.
Yêu cầu đối với Chủ nhiệm dự án:
- Hoàn thiện các sản phẩm của dự án đầy đủ theo Đề cương được phê duyệt;
- Bố cục của Báo cáo bám sát Đề cương đã được phê duyệt;
- Nội dung báo cáo cần lý giải tại sao chọn mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh; thiết kế nhà tiêu như thế nào? Tiêu chuẩn và chỉ số kỹ thuật là gì? Phương pháp thực hiện như thế nào (cách chọn hộ, chọn mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh, kế hoạch thực hiện, lựa chọn nhà xây dựng, cơ chế giám sát...).
- Kinh phí thực hiện (kinh phí dự án, kinh phí của dân đóng góp...)
- Bổ sung chỉ số của các lớp tập huấn
- Bổ sung hiệu quả của mô hình, khả năng nhân rộng mô hình
- Lưu ý trước khi bàn giao cho hộ dân sử dụng, chính quyền địa phương quản lý các mô hình cần được gắn biển của Ủy ban Dân tộc.
Đề nghị Chủ nhiệm dự án thực hiện theo ý kiến kết luận của Hội đồng.
12. Ý kiến của Chủ nhiệm dự án:
Xin tiếp thu ý kiến góp ý của Hội đồng để hoàn thiện các sản phẩm của dự án.
Người viết: TS. Nguyễn Bình Minh